Khánh thành khách sạn lớn nhất Việt Nam tại Quy Nhơn
Tập đoàn FLC chuẩn bị khánh thành khách sạn lớn nhất Việt Nam tại Quy Nhơn. Độ dài xấp xỉ 1 km, quy mô khoảng 1.500 phòng, khách sạn xanh FLC Grand Hotel Quy Nhon được kỳ vọng trở thành công trình biểu tượng mới tại Bình Định, sau khi chính thức khánh thành trong tháng 11 năm nay. Nằm trải dài trên bờ biển đẹp nhất Quy Nhơn, FLC Grand Hotel Quy Nhon được đánh giá là một trong những tổ hợp khách sạn xây dựng theo tiêu chuẩn 5 sao có quy mô hàng đầu tại Việt Nam nói chung cũng như khu vực Nam Trung Bộ nói riêng.
Khách sạn sở hữu khoảng 1.500 phòng, với sức chứa lên tới 3.500 người, toạ lạc tại quần thể FLC Quy Nhon Beach & Golf Resort (FLC Quy Nhơn) – quần thể nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên của Bình Định. Theo thông tin từ chủ đầu tư, dự án đang bước vào những khâu chuẩn bị cuối cùng để dự kiến sẽ chính thức khánh thành trong tháng 11 năm nay, nâng tổng công suất của toàn bộ quần thể FLC Quy Nhơn lên ước tính 2.500 phòng.
Hàng loạt kỷ lục
Với chiều dài kỷ lục xấp xỉ 1 km, bao gồm 4 tòa khách sạn cao 11 tầng nhìn thẳng ra biển, FLC Grand Hotel Quy Nhon có thiết kế độc đáo như chuỗi ADN khổng lồ uốn lượn ven bờ biển Nhơn Lý. Bên cạnh quy mô và số phòng thuộc top đầu trong những khách sạn tiêu chuẩn 5 sao hiện nay, dự án còn gây chú ý khi đặt mục tiêu đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn công trình xanh của cả LEED (Mỹ) và Lotus (Việt Nam) ngay khi chuẩn bị khởi công. Đây là điều hiếm có với các dự án khách sạn tại Việt Nam, bởi phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe như nâng cao chất lượng môi trường sống, tăng khả năng thích ứng của công trình với sự thay đổi của môi trường và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo một cách tối ưu…Dự án được xây dựng với mục tiêu đáp ứng cả hai tiêu chuẩn Công trình xanh của LEED (Mỹ) và Lotus (Việt Nam).
Được tư vấn thiết kế bởi Baumschlager Eberle Architekten (BE), thương hiệu hàng đầu đến từ Áo vốn nổi tiếng với việc tối ưu hóa các concept “xanh” trong thiết kế, công trình được xây dựng với ý tưởng tạo ra một không gian nhiệt đới xanh mát, hài hoà tối đa với các điều kiện sinh thái đặc trưng của vùng biển Nam Trung Bộ; một không gian nghỉ dưỡng sang trọng, gần gũi với thiên nhiên mà vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa địa phương.
Trên nền không gian được mở rộng tối đa thông qua những khung cửa kính và lan can trong suốt, các gam màu trắng và xanh dương được sử dụng xuyên suốt trong nội thất sẽ tạo cảm giác yên bình và thư thái của một khu nghỉ dưỡng ven biển đúng nghĩa, khiến du khách có cảm giác đại dương chỉ cách vài bước chân…
Công trình biểu tượng mới
Tiếp nối những ưu điểm nổi bật của chuỗi dự án nghỉ dưỡng mang thương hiệu FLC, FLC Grand Hotel Quy Nhon được quy hoạch đầy đủ tiện ích như khu vui chơi trẻ em, khu trò chơi nước, các nhà hàng, quán bar đa phong cách… và đặc biệt là không gian biển nhân tạo có chiều dài kỷ lục khoảng 1km, uốn lượn trước 4 toà nhà khiến du khách có cảm giác đại dương mênh mang chỉ cách vài bước chân. Đáng chú ý, du khách lưu trú tại đây sẽ tiếp tục được trải nghiệm hệ thống tiện ích đồng bộ đã hình thành tại FLC Quy Nhơn như sân golf 36 hố thuộc Top 3 sân golf đẹp nhất Châu Á, Trung tâm Hội nghị Quốc tế, công viên động vật bán hoang dã đầu tiên tại Quy Nhơn… Có tỷ lệ tăng trưởng lượt khách hàng đầu Việt Nam (15-20%/năm), ngành du lịch Bình Định đang chuyển mình mạnh mẽ và cần có những sản phẩm du lịch đặc thù, những công trình mang tính biểu tượng để tạo dấu ấn đặc trưng và nâng tầm du lịch.
Tuy nhiên, số lượng những công trình như vậy tại Bình Định chưa nhiều, trong đó đáng chú ý là khách sạn FLC Luxury Hotel Quy Nhon nằm trong quần thể FLC Quy Nhơn vận hành từ năm 2016. Khách sạn 5 sao này từng được Property Report vinh danh là công trình có “Thiết kế kiến trúc khách sạn độc đáo nhất” trong năm 2016. Sau thành công của khách sạn đầu tiên, sự ra mắt của FLC Grand Hotel Quy Nhon từ tháng 11 này được kỳ vọng sẽ trở thành công trình biểu tượng mới tại Bình Định, góp phần hoàn thiện và nâng cao trải nghiệm nghỉ dưỡng cao cấp cho du khách tại một trong những thiên đường biển đảo hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.
“Chúng tôi trao đổi với nhiều NĐT nước ngoài, họ cho biết sẵn sàng tham gia vào thị trường BĐS Việt Nam, thời điểm tháng 2, tháng 3 khi mà dịch bùng phát,vẫn nhận được những cuộc gọi quan tâm về thị trường BĐS Việt Nam”, bà Vân cho hay.
Theo vị chuyên gia này, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc là những doanh nghiệp quen thuộc với thị trường BĐS tin rằng dịch bệnh chỉ là đợt điều chỉnh tạm thời. Họ vẫn tin tưởng vào chính sách và kinh tế vĩ mô, thị trường Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng tăng trưởng so với các thị trường khác ở khu vực Đông Nam Á.
Bà Khanh nhận định, dòng vốn của các nhà đầu tư ngoại vẫn đang sẵn sàng để đổ vào thị trường BĐS Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động M&A cũng có những rào cản nhất định nên thị trường chững lại dù nhiều NĐT vẫn muốn tham gia vào thị trường.
Phần lớn hiện nay các doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn, một số NĐT tham gia vào thị trường phải thực hiện những giao dịch kéo dài 2-3 năm vẫn chưa hoàn tất dù đòng tiền rất sẵn sàng. Theo bà Khanh, việc rà soát chặt chẽ thủ tục pháp lý của các dự án góp phần làm tăng tính minh bạch thị trường nhưng cũng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam
“Dòng vốn có xu hướng đứng yên để quan sát dù Việt Nam vẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng tăng trưởng nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục quan sát để có quyết định tham gia thị trường khi nào. Ngoài ra, họ cũng mong muốn phía nhà nước đẩy nhanh quá trình phê duyệt dự án để tham gia vào thị trường”, bà Khanh cho hay.
Bà Khanh đặt câu hỏi và cho rằng đứng về tâm lý NĐT, đặc biệt ở khu vực châu Á vẫn quan tâm đến các dự án có pháp lý sạch ở thị trường Việt Nam. Các CĐT đang sở hữu quỹ đất sạch hầu như không có dấu hiệu giảm giá về giá trị đất. Mặt bằng giá đang được duy trì so với thời kỳ trước. NĐT nước ngoài vẫn đang rất tự tin với thị trường BĐS Việt Nam. Còn ở góc độ người mua nhà, dù họ có tâm lý thận trọng nhưng nhiều NĐT đang quan tâm đến thị trường sơ cấp (mua từ chủ đầu tư) và trên cả thị trường thứ cấp nhiều người mua nhà vẫn đang tìm kiếm các sản phẩm có giá hợp lý mua để ở.
“Vì sao NĐT nước ngoài vẫn tự tin với thị trường BĐS Việt Nam trong khi người mua nhà lại tỏ ra không tự tin với thị trường lúc này. Đây mới chính là “thời điểm vàng” để người mua tìm kiếm được sản phẩm giá tốt trên thị trường thứ cấp, tìm được tài sản có mức giá giảm”, bà Khanh khẳng định.
Chia sẻ về sự khác biệt của thị trường BĐS thời điểm này với giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, bà Khanh cho rằng, giai đoạn 2008-2009, thị trường BĐS xuất hiện bong bóng tăng trưởng ảo vì lúc đó nhiều doanh nghiệp đi vay và thế chấp tài sản ảo, chưa đủ pháp lý. Vì vậy, khi có nợ xấu, Ngân hàng muốn xử lý nợ xấu nhưng không thể thực hiện, chủ doanh nghiệp không thể trả được nợ, NĐT nước ngoài muốn tham gia mua lại dự án cũng không thể thực hiện được. Đó là sự bế tắc của cả ba bên.
Còn hiện nay, NĐT tự tin hơn vào thị trường BĐS Việt Nam, nhiều chủ đầu tư sẵn sàng bắt tay với các nhà phát triển để thực hiện dự án. Tuy vậy, vẫn còn những rào cản nhất định về vấn đề pháp lý dự án. Hiện nay nhiều Ngân hàng vẫn có nợ xấu được thế chấp bằng BĐS nhưng khi xử lý lại gặp khó khăn về pháp lý. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy của vốn FDI vào Việt Nam.