Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Ninh Thuận đạt mức tăng trưởng 9,40%, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố cả nước, đứng thứ 2/14 các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.
Theo đó, tỷ trọng đóng góp của kinh tế biển vào GRDP chiếm 41,85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 22.710 tỷ đồng, đạt 102,3% kế hoạch, tăng 15,3% so cùng kỳ; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 3.658 tỷ đồng
NINH THUẬN TĂNG TRƯỞNG VỚI 3 VÙNG ĐỘNG LỰC, 4 MŨI ĐỘT PHÁ
NHỮNG CHỈ BÁO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ & PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Năm 2023 là cột mốc quan trọng trong sự phục hồi của du lịch Khánh Hoà sau ảnh hưởng đại dịch.
Chỉ tiêu du lịch trong năm 2023 vượt kế hoạch và tăng trưởng tốt với tổng số lượt khách lưu trú ước đạt 7,2 triệu lượt khách, tăng 182% so với cùng kỳ, vượt 80% so với kế hoạch; trong đó có 2,4 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp 8 lần so với năm 2022, vượt 60% so với kế hoạch.
Doanh thu du lịch ước thực hiện năm 2023 ước đạt 33.000 tỷ đồng, tăng 142,8% so với năm 2022, vượt 57,1% so với kế hoạch.
TÂM ĐIỂM KẾT NỐI ĐƯỜNG SẮT, CAO TỐC, SÂN BAY, CẢNG BIỂN
NINH THUẬN HƯỚNG ĐẾN HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH
TRUNG TÂM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO & HẠT NHÂN
Ninh Thuận là địa phương có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo với khả năng phát triển tối đa khoảng 13.000 MW điện gió, hơn 8.000 MW điện mặt trời. Toàn tỉnh có 14 vùng gió tiềm năng với khoảng lượng gió thổi đều quanh năm, tốc độ gió trung bình ở mức cao từ 6,5 m đạt 9,6 m/s, số giờ nắng là 2.500-3100 giờ/năm. Hai thông số này của Ninh Thuận được đánh giá đứng số 1 tại Việt Nam
Hiện nay Ninh Thuận đã đưa vào vận hành thương mại 57 dự án năng lượng tái tạo với công suất 3.700MW lớn nhất cả nước. Sản lượng ước tính khoảng là 8,5 tỷ kWh. Lĩnh vực năng lượng tái tạo ước chiếm 23 % GRDP và đóng góp 24 % thu ngân sách của tỉnh.
Theo quy hoạch, Ninh Thuận phấn đấu đạt công suất tích lũy 6.500 MW vào năm 2025, sản lượng điện sản xuất đạt gần 11,2 tỷ kWh, cơ bản thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.
Theo Quy hoạch điện VIII, năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng lớn, thay thế cho các nguồn truyền thống
Trong bối cảnh để đáp ứng mục tiêu GDP 8% thì nhu cầu điện dự báo phải tăng trưởng 12-15% hàng năm. Việc phát triển điện hạt nhân được coi là giải pháp chiến lược để bảo đảm an ninh năng lượng và đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Việt Nam hiện đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung năng lượng bền vững, và điện hạt nhân được đánh giá là nguồn điện nền ổn định, góp phần quan trọng vào chuyển đổi năng lượng sạch.
Hai nhà máy điện hạt nhân mới sẽ được xây dựng tại Ninh Thuận với tổng mức đầu tư dự kiến sẽ là Dự án tỷ đô để đảm bảo yêu cầu khắt khe về an toàn và công nghệ hiện đại, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện.
TÀI NGUYÊN “NẮNG” & “GIÓ” TẠO ĐÀ CHO PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
NHỮNG CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG DU LỊCH HIỆU QUẢ & BỀN VỮNG